7 Cách Điều Trị Bệnh Thối Rễ Cây Kim Tiền Hiệu Quả Nhất 2025

7 cách điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền hiệu quả nhất 2025 là cắt tỉa, thay đất, khử trùng, dùng thuốc kháng nấm, kích thích rễ, thuỷ canh và nuôi cấy mô. Việc áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, phù hợp với từng tình trạng sẽ giúp phát huy được hiệu quả tối đa, bảo vệ cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.

Bệnh thối rễ cây kim tiền là gì và tại sao cần điều trị ngay? 

Bệnh thối rễ cây kim tiền là tình trạng rễ cây bị hư hại, đổi sang màu nâu đen. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này xuất phát từ 2 yếu tố chính: Tưới quá nhiều nước và đất thoát nước kém. Khi cây kim tiền bị ngập úng, rễ cây không thể hô hấp dẫn đến thối rễ.

Bệnh thối rễ cây kim tiền cần điều trị ngay vì bệnh diễn biến nhanh chóng, chỉ sau vài ngày, có thể khiến cây không thể phục hồi. Một báo cáo đăng trên Journal of Plant Pathology (2020) cho thấy, cây bị thối rễ nếu không xử lý trong 5 – 10 ngày đầu thì tỷ lệ phục hồi giảm xuống dưới 30%, đặc biệt ở các loài có thân rễ mọng nước như cây kim tiền.

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp hạn chế tình trạng chết cây và lây lan sang các cây khác.

Bệnh thối rễ cây kim tiền là tình trạng rễ cây bị hư hại, đổi sang màu nâu đen
Bệnh thối rễ cây kim tiền là tình trạng rễ cây bị hư hại, đổi sang màu nâu đen

Có thể nhận biết cây kim tiền bị thối rễ qua những dấu hiệu nào? 

Có thể nhận biết cây kim tiền bị thối rễ qua những 5 dấu hiệu điển hình là lá ngả vàng, lá úa và rụng dần từ gốc, rễ cây có mùi hôi và chuyển màu nâu đen, thân cây mềm nhũn, xuất hiện vết lõm bất thường ở thân. Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết bằng mắt hoặc cảm nhận bằng tay.

Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết cây kim tiền bị thối dễ xuất hiện theo thời gian: 

Lá cây ngả vàng: Lá cây ngả vàng là dấu hiệu sớm và dễ nhận thấy nhất khi cây thối rễ. Lá cây kim tiền vốn có màu xanh đậm, bóng mượt; nếu bắt đầu ngả vàng, đặc biệt là từ phần gốc lên ngọn, rất có thể hệ rễ đã bị tổn thương. Việc thối rễ khiến cây không hút được nước và dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng vàng lá.

Lá úa và rụng dần từ gốc: Khi cây kim tiền bị thối rễ, hệ thống rễ không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ đất. Điều này làm gián đoạn quá trình vận chuyển nước, khoáng chất lên thân và lá qua mạch dẫn, khiến lá úa và rụng dần từ gốc.

Rễ có mùi hôi và chuyển màu nâu đen: Rễ cây kim tiền bị thối thường có mùi hôi chua hoặc tanh nhẹ do vi khuẩn, nấm gây phân hủy mô rễ. Màu rễ chuyển từ trắng sang nâu đen, mềm nhũn, dễ bóp nát, đôi khi chảy nước nhớt là dấu hiệu cho thấy hệ rễ đã hư hại nghiêm trọng và mất khả năng hấp thu dưỡng chất.

Thân cây mềm nhũn: Cây kim tiền bình thường có thân mọng nước và cứng cáp. Khi bị thối rễ, nước không vận chuyển lên được, mô mềm mục ra. Bạn có thể cảm nhận thân bị mềm, ấn vào lõm xuống, có thể chảy dịch.

Xuất hiện vết lõm bất thường ở thân: Rễ thối thường kéo theo thối phần thân. Các vết lõm sẫm màu, lõm sâu hơn bề mặt, có thể kèm vết nứt, dịch tiết hoặc nấm mốc. Đây là dấu hiệu bệnh đã nghiêm trọng, có thể phải cắt bỏ hoàn toàn phần thân đó để cứu cây.

Dấu hiệuThời gian phát hiệnMức độ ảnh hưởng
Lá cây ngả vàng1 – 3 ngày đầuNhẹ
Lá úa và rụng dần từ gốc3 – 6 ngàyTrung bình
Rễ có mùi hôi và chuyển màu nâu đen5 – 7 ngàyNặng
Thân cây mềm nhũn8 -10 ngàyRất nặng
Xuất hiện vết lõm bất thường ở thân10 – 12 ngàyCực nặng

Bệnh thối rễ có lây lan sang cây khác không? 

Có. Bệnh thối rễ có khả năng lây lan sang các cây khác thông qua các con đường khác nhau như qua rễ, đất trồng, nước tưới, dụng cụ làm vườn, tàn dư thực vật, côn trùng và giống cây nhiễm bệnh. 

  • Qua rễ: Rễ cây bệnh tiết ra enzyme hoặc dịch chứa mầm bệnh có thể trực tiếp lây sang rễ cây khỏe bên cạnh. Khi trồng cây quá sát hoặc trồng chung nhiều cây trong một chậu lớn, hệ rễ có thể chạm hoặc đan vào nhau.
  • Đất trồng: Khi bạn dùng lại đất cũ từ chậu cây bệnh hoặc trộn chung với đất mới mà chưa xử lý nhiệt hoặc hóa chất diệt khuẩn, mầm bệnh sẽ xâm nhập sang cây mới.
  • Nước tưới: Nếu bạn dùng nước đã tưới cho cây bệnh để tưới tiếp cho cây khỏe, nấm và vi khuẩn sẽ theo nước truyền bệnh thối rễ sang.
  • Dụng cụ làm vườn: Dao, kéo, bay xúc đất, găng tay… nếu dùng cho cây bị bệnh mà không sát trùng sau đó tiếp tục sử dụng cho cây khỏe sẽ vô tình mang mầm bệnh đi khắp nơi.
  • Tàn dư thực vật: Lá, rễ, thân thối không được thu gom đúng cách sẽ tiếp tục phân hủy và phát tán nấm/bào tử vào môi trường xung quanh.
  • Côn trùng: Một số loại bọ đất, ruồi nấm, tuyến trùng… có thể mang mầm bệnh từ cây này sang cây khác khi chúng cắn phá rễ hoặc di chuyển trong đất.
  • Giống cây nhiễm bệnh: Nếu bạn trồng từ củ, hom hoặc cây con đã mang sẵn mầm bệnh (nhưng chưa có triệu chứng), bệnh sẽ phát tác sau vài ngày trồng.
Bệnh thối rễ ở cây kim tiền có thể lây lan sang các cây khác
Bệnh thối rễ ở cây kim tiền có thể lây lan sang các cây khác

7 cách điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền được chứng minh hiệu quả 

7 cách điều trị bệnh thối rễ ở cây kim tiền được chứng minh hiệu quả chia thành 2 nhóm phương pháp chính dựa theo độ phức tạp và hiệu quả điều trị. Nhóm phương pháp điều trị cơ bản (cách 1 – 3) bao gồm các cách: Cắt tỉa, thay đất, khử trùng. Nhóm phương  pháp điều trị nâng cao (cách 4 – 7) bao gồm các cách sử dụng: thuốc kháng nấm, kích thích rễ, thủy canh, nuôi cấy mô. Tùy theo tình hình bệnh thực tế của cây mà lựa chọn cách điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp độc đáo như sử dụng thuốc sinh học với liều lượng thích hợp.

Cách 1-3: Phương pháp điều trị cơ bản (cắt tỉa, thay đất, khử trùng)

Phương pháp điều trị cơ bản đối với bệnh thối rễ cây kim tiền hiện nay được áp dụng phổ biến đó là cắt tỉa, thay đất và khử trùng. Nhóm phương pháp này phù hợp với bệnh giai đoạn đầu, có tỷ lệ thành công 75-85%.

Dưới đây là chi tiết của từng phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh thối rễ ở cây kim tiền:

– Cách 1: Cắt tỉa

Cắt tỉa rễ bệnh là bước đầu tiên quan trọng nhất và bắt buộc khi cây đã có dấu hiệu rễ bị hư hại nhằm loại bỏ hoàn toàn nguồn bệnh, ngăn chặn tình trạng thối lan rộng ra các mô khỏe mạnh. Quy trình cắt tỉa rễ bệnh được tiến hành lần lượt theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Nhấc cây khỏi chậu, làm sạch đất bám quanh rễ bằng vòi nước nhẹ.
  • Bước 2: Dùng kéo cắt hoặc dao sắc đã khử trùng để cắt bỏ hoàn toàn rễ thối (nhũn, nâu đen, có mùi hôi).
  • Bước 3: Nếu thân cây cũng bị đốm đen hoặc mềm, cần cắt bỏ phần đó đến khi thấy mô bên trong còn xanh, khỏe mạnh.

Dụng cụ cần chuẩn bị: Kéo cắt cành, dao sắc, găng tay, nước sạch.

Lưu ý an toàn: Khử trùng dụng cụ bằng cồn 70 độ hoặc nước sôi trước khi sử dụng.

Cách điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền đó là cắt tỉa loại bỏ rễ thối
Cách điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền đó là cắt tỉa loại bỏ rễ thối

– Cách 2: Thay đất

Thay đất mới là yếu tố quyết định, giúp tạo môi trường sạch, giàu dinh dưỡng và thoáng khí để cho rễ phục hồi đồng thời ngăn tái nhiễm bệnh. Theo tài liệu nghiên cứu của PDDC, Cơ sở trực thuộc Đại học Wisconsin-Madison – Department of Plant Pathology, một trường công lập danh tiếng ở Hoa Kỳ), đất cũ bị nhiễm nấm Phytophthora và Fusarium là nguyên nhân chính gây thối rễ ở cây kim tiền. Việc thay đất mới, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt giúp loại bỏ mầm bệnh, tạo điều kiện cho rễ mới phát triển. 

Hướng dẫn cách thực hiện chi tiết:

  • Loại bỏ toàn bộ đất cũ bám trên rễ và trong chậu.
  • Trộn đất mới theo công thức 50% đất sạch (tribat, đất thịt đã xử lý) + 30% giá thể thoáng (xơ dừa, vỏ trấu, tro trấu) + 20% đá perlite hoặc đá pumice để tăng khả năng thoát nước.
  • Có thể trộn thêm 1 thìa vôi bột vào đất để tiêu diệt nấm còn sót lại.
Thay đất mới giúp tạo môi trường sạch, giàu dinh dưỡng để trị bệnh thối rễ cây kim tiền
Thay đất mới giúp tạo môi trường sạch, giàu dinh dưỡng để trị bệnh thối rễ cây kim tiền

Dụng cụ cần chuẩn bị: Đất mới, giá thể, các loại đá và dụng cụ trộn đất.

Lưu ý an toàn: Nên trồng vào chậu có lỗ thoát nước lớn và kê cao để không bị đọng nước dưới đáy.

Khử trùng 

Khử trùng rễ, chậu trồng bước bảo vệ cuối cùng giúp tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại, đồng thời phòng ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Cách khử trùng rễ và chậu trồng được thực hiện với các bước cơ bản sau:

  • Ngâm rễ cây sau khi cắt trong dung dịch thuốc tím nhẹ, nước vôi trong hoặc dung dịch kháng nấm như Physan 20 pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi ngâm, để rễ khô ráo trong bóng râm từ 2 – 4 giờ trước khi trồng lại.
  • Chậu trồng nên rửa sạch, có thể dùng nước sôi hoặc dung dịch javen/Physan 20 lau kỹ bên trong và bên ngoài.
Khử trùng rễ, chậu trồng bước bảo vệ cuối cùng giúp tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại
Khử trùng rễ, chậu trồng bước bảo vệ cuối cùng giúp tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại

Cách 4-7: Phương pháp điều trị nâng cao (thuốc kháng nấm, kích thích rễ, thủy canh, nuôi cấy mô)

Phương pháp điều trị nâng cao cho bệnh thối rễ cây kim tiền gồm dùng thuốc kháng nấm, kích thích rễ, thuỷ canh và nuôi cấy mô tái sinh cây. Các phương pháp đã được khuyến cáo và ứng dụng trong thực tiễn bởi các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp, trung tâm khuyến nông và các tài liệu khoa học chuyên ngành.

Dưới đây là hướng dẫn các phương pháp điều trị nâng cao đối với bệnh thối rễ cây kim tiền:

Dùng thuốc kháng nấm

Dùng thuốc kháng nấm là giải pháp sinh học đột phá, áp dụng trong trường hợp cây bị nấm tấn công nặng hoặc đã từng bị thối rễ nhiều lần, việc chỉ xử lý vật lý là chưa đủ. Thuốc kháng nấm giúp tiêu diệt mầm bệnh còn tồn tại trong đất hoặc quanh rễ cây, đồng thời ngăn ngừa tái phát bệnh. Nghiên cứu từ Trường đại học Carbondale – Hoa Kỳ cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc kháng nấm như Carbendazim, Mancozeb và Trichoderma harzianum trong điều trị bệnh thối rễ ở cây kim tiền, giúp giảm đáng kể tỷ lệ cây bị thối rễ và cải thiện khả năng sống sót của cây.

Hướng dẫn cách dùng thuốc kháng nấm trị bệnh thối rễ cây kim tiền chi tiết: 

  • Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Một số loại phổ biến: Ridomil Gold, Aliette, Previcur, Validacin, hoặc thuốc sinh học như Trichoderma.
  • Tưới dung dịch thuốc quanh gốc hoặc phun lên đất, sau khi trồng lại 2 – 3 ngày.
  • Lặp lại 1 – 2 lần/tuần trong 2 – 3 tuần đầu.
Dùng thuốc kháng nấm là giải pháp sinh học đột phá, áp dụng trong trường hợp cây kim tiền bị nấm tấn công
Dùng thuốc kháng nấm là giải pháp sinh học đột phá, áp dụng trong trường hợp cây kim tiền bị nấm tấn công

Kích thích rễ

Kích thích rễ cho cây kim tiền phục hồi bằng các chế phẩm sinh học là bước phục hồi tích cực nhằm khôi phục lại hệ rễ mới nhanh chóng hơn, đặc biệt là trong 1 – 2 tuần sau điều trị. Việc này không chỉ giúp cây nhanh chóng tái tạo rễ khỏe mạnh mà còn nâng cao khả năng hấp thụ nước, dinh dưỡng và tăng sức đề kháng tự nhiên cho cây.

Quy trình thực hiện kích thích rễ cần đảm bảo các bước sau: 

  • Dùng dung dịch vitamin B1, Root 2, N3M, hoặc Atonik pha loãng để ngâm gốc cây trong 1 – 2 giờ.
  • Sau khi trồng lại, tiếp tục tưới dung dịch này 1 lần/tuần trong 2 – 3 tuần đầu.
  • Lưu ý: Không tưới khi đất còn ướt hoặc rễ chưa khô hẳn, tránh làm cây bị sốc nước.
Kích thích rễ cho cây kim là bước phục hồi tích cực nhằm khôi phục lại hệ rễ mới nhanh chóng hơn
Kích thích rễ cho cây kim là bước phục hồi tích cực nhằm khôi phục lại hệ rễ mới nhanh chóng hơn

Thuỷ canh

Thuỷ canh trị bệnh thối rễ cây kim tiền là giải pháp bền vững và lâu dài trong việc “cách ly” rễ khỏi mầm bệnh trong đất, đặc biệt ở cây trồng chậu như kim tiền.
Một bài đánh giá năm 2024 trên ScienceDirect cho thấy thủy canh là giải pháp bền vững lâu dài cho việc trồng cây kim tiền, giúp cải thiện điều kiện sống của rễ trong môi trường không đất.

Cách trồng thuỷ canh điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền chi tiết:

  • Đặt cây vào cốc hoặc lọ thủy tinh có nước sạch, sao cho chỉ phần gốc chạm nước, không ngập toàn bộ thân.
  • Thay nước mỗi 2 – 3 ngày, kết hợp nhỏ 1 – 2 giọt kích rễ vào mỗi lần thay nước.
  • Khi rễ mới xuất hiện và phát triển tốt sau khoảng 2 – 3 tuần, có thể chuyển lại sang đất.
Thuỷ canh trị bệnh thối rễ cây kim tiền là giải pháp bền vững và lâu dài
Thuỷ canh trị bệnh thối rễ cây kim tiền là giải pháp bền vững và lâu dài

Nuôi cấy mô tái sinh cây

Nuôi cấy mô là giải pháp tiên tiến và hiệu quả để tái sinh những cây kim tiền quý hiếm bị thối rễ nặng không thể cứu vãn. Nghiên cứu về tỷ lệ thành công từ viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp và công nghệ sinh học Hyrcan, Amol, Iran cho kết quả, nuôi cấy mô tái sinh cây cho tỷ lệ sống sót trung bình đạt từ 68,19% trở lên.

Phương pháp được thực hiện bằng cách tách một phần mô khỏe từ cây mẹ (thân hoặc lá), đưa vào môi trường vô trùng giàu dinh dưỡng để tạo ra cây mới. Kỹ thuật này giúp tạo ra những cây con khỏe mạnh và nhân giống cây đảm bảo sạch bệnh với độ đồng đều cao.

Lưu ý: Phương pháp cần được tiến hành trong phòng thí nghiệm với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, pH, dưỡng chất được kiểm soát chặt chẽ.

Nuôi cấy mô là giải pháp tiên tiến và hiệu quả để tái sinh những cây kim tiền quý hiếm bị thối rễ nặng
Nuôi cấy mô là giải pháp tiên tiến và hiệu quả để tái sinh những cây kim tiền quý hiếm bị thối rễ nặng

So sánh hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau 

Hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền đạt được khác nhau dựa trên các yếu tố về thời gian, chi phí, tỷ lệ thành công và tính phù hợp với từng mức độ bệnh.

Sau đây là bảng so sánh chi tiết hiệu quả từng phương pháp điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền.

Phương phápThời gian điều trịChi phí (VNĐ)Tỷ lệ thành côngMức độ bệnh
Cắt tỉa1 – 2 tuần20.000 – 50.00060 – 70%Bệnh nhẹ, rễ chưa thối lan rộng
Thay đất2 – 4 tuần20.000 – 50.00060 – 70%Bệnh nhẹ đến trung bình, đất nhiễm nấm
Khử trùng3 – 5 tuần30.000 – 100.00070 – 80%Bệnh trung bình, cần loại bỏ vi sinh gây bệnh
Dùng thuốc kháng nấm2 – 3 tuần50.000 – 150.00070 – 85%Bệnh trung bình đến nặng, có dấu hiệu lan rộng
Kích thích rễ2 – 3 tuần40.000 – 80.00075 – 85%Sau khi xử lý thối rễ, giúp cây phục hồi
Thuỷ canh2 – 4 tuần60.000 – 200.00080 – 90%Mức nặng (mất gần toàn bộ rễ)
Nuôi cấy mô2 – 3 tháng>500.000>90% (trong môi trường labo)Bệnh rất nặng hoặc muốn nhân giống sạch bệnh

Phương pháp nào nhanh nhất và tiết kiệm nhất?

Phương pháp nhanh nhất và tiết kiệm nhất khi trong việc điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền đó là cắt tỉa và khử trùng. Hai phương pháp này giúp cây phục hồi nhanh chỉ trong 1 – 3 tuần áp dụng với chi phí từ 20.000 – 100.000 VNĐ và hiệu quả lên đến 80%.

Tại sao một số phương pháp truyền thống không hiệu quả?

Phương pháp truyền thống như thay đất, phơi nắng hoặc đổ vôi bột vào gốc không hiệu quả trong việc điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền bởi thiếu hiểu biết về nguyên nhân và cách điều trị phù hợp từng tình trạng.

Phân tích hạn chế của các phương pháp truyền thống sẽ thấy: 

  • Thay đất: Dễ bỏ sót mầm bệnh tồn tại trong chậu hoặc bám trên thân, khiến bệnh tái phát nhanh chóng.
  • Phơi cây ra nắng: Gây sốc nhiệt và tổn thương mô cây do cây kim tiền vốn là loài ưa bóng mát, không chịu được ánh nắng gay gắt.
  • Đổ vôi bột vào gốc: Có thể làm cháy rễ, thay đổi pH đất đột ngột khiến cây suy yếu hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thối rễ ở cây kim tiền là do các loại nấm như Phytophthora, Pythium, Fusarium. Các loại nấm này có khả năng tồn tại dưới dạng bào tử khó tiêu diệt bằng phương pháp truyền thống thông thường. Chúng sống dai trong đất, chậu và mô cây, đòi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp mới có thể xử lý hiệu quả.

Không xử lý triệt để nguồn bệnh thì dù thay đất hay chăm sóc tốt, cây vẫn tiếp tục thối rễ. Đó là lý do vì sao các biện pháp như dùng thuốc kháng nấm chuyên dụng, cắt tỉa mô bệnh, kích thích rễ hoặc trồng thủy canh lại có hiệu quả vượt trội hơn.

Các phương pháp trồng xử lý cây kim tiền bị thối rễ bằng phương pháp truyền thống không đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh thối rễ ở cây kim tiền
Các phương pháp trồng xử lý cây kim tiền bị thối rễ bằng phương pháp truyền thống không đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh thối rễ ở cây kim tiền

Có nên sử dụng thuốc hóa học hay sinh học để điều trị? 

Điều trị thối rễ cây kim tiền nên ưu tiên thuốc sinh họcchỉ sử dụng thuốc hóa học khi bệnh đã ở mức nghiêm trọng hoặc lan rộng. Tuy nhiên thực tế, việc lựa chọn giữa thuốc hóa học và sinh học để điều trị thối rễ cây kim tiền phụ thuộc vào mức độ bệnh, môi trường trồng và mục tiêu chăm sóc lâu dài. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng về hiệu quả, độ an toàn và tác động đến cây cũng như môi trường.

Dưới đây là bảng so sánh để bạn dễ quyết định giữa thuốc sinh họcthuốc hóa học khi điều trị thối rễ cây kim tiền:

Tiêu chíThuốc sinh họcThuốc hóa học
Khả năng điều trịTốt với bệnh nhẹ đến trung bìnhMạnh, hiệu quả nhanh với bệnh nặng
Tác động tới câyNhẹ nhàng, giúp phục hồi rễCó thể gây “sốc rễ” nếu dùng sai liều
An toàn cho con ngườiRất an toàn, phù hợp với cây trong nhàCó thể độc hại, ảnh hưởng không khí xung quanh
Tác động lâu dàiBền vững, cải thiện đất và vi sinh vật có lợiGây mất cân bằng hệ vi sinh đất nếu lạm dụng
Tính phòng ngừa tái nhiễmCao (tăng sức đề kháng cho cây)Thấp, chỉ diệt nấm tức thời
Giá thànhPhổ biến, giá phải chăngCó loại cao cấp, giá cao hơn tùy nhãn hiệu
Khuyến nghị sử dụngNên dùng thường xuyên để phòng và trị nhẹChỉ dùng khi bệnh nặng, có kiểm soát kỹ

Thuốc nào an toàn nhất cho cây kim tiền trong nhà?

Loại thuốc an toàn nhất cho cây kim tiền trong nhà được khuyên dùng hiện nay là Trichoderma spp, EM gốc (Effective Microorganisms), Bacillus subtilis. Mỗi loại thuốc có lưu ý về liều lượng và cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho cây.

Liều lượng và cách sử dụng an toàn cho từng loại thuốc như sau:

  • Trichoderma spp: 1 – 2g/1 lít nước tưới gốc, 5 – 7 ngày/lần.
  • EM: Pha với tỷ lệ 1:100 – 1:200 với nước tưới (tùy theo nồng độ sản phẩm), dùng định kỳ.
  • Bacillus subtilis: Theo hướng dẫn ghi trên bao bì, nên tưới vào buổi sáng mát, tránh dùng đồng thời với thuốc hóa học diệt khuẩn.
Loại thuốc an toàn nhất cho cây kim tiền trong nhà được khuyên dùng hiện nay là Trichoderma spp, EM gốc, Bacillus subtilis
Loại thuốc an toàn nhất cho cây kim tiền trong nhà được khuyên dùng hiện nay là Trichoderma spp, EM gốc, Bacillus subtilis

Có thể kết hợp nhiều loại thuốc không?

Bạn có thể kết hợp nhiều loại thuốc trong quá trình triều trị bệnh thối rễ cây kim tiền, tuy nhiên cần thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn phối hợp điều trị đa phương thức đúng cách để tránh tương tác phản tác dụng.

Cách kết hợp các loại thuốc khi điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền như sau: 

Giai đoạn đầu (khi bệnh nặng): Có thể dùng thuốc hóa học diệt nấm mạnh như Aliette 80WG, Ridomil Gold hoặc Validacin để cắt cơn bệnh nhưng cần pha đúng liều và dùng 1 – 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Giai đoạn hồi phục và phòng ngừa tái phát: Chuyển sang dùng thuốc sinh học (Trichoderma, EM, Bacillus) để ổn định hệ vi sinh đất và tăng đề kháng cây.

Lưu ý về tương tác thuốc:

  • Không pha chung thuốc hóa học với thuốc sinh học, dễ làm chết vi sinh vật có lợi.
  • Sau khi dùng thuốc hóa học, nên chờ 5 – 7 ngày rồi mới bổ sung vi sinh vật.
  • Không lạm dụng thuốc – chỉ sử dụng khi có dấu hiệu rõ rệt và đúng thời điểm.

Những sai lầm phổ biến khi điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền

Tưới nước sai cách trong quá trình điều trị, sử dụng đất và chậu không phù hợp, bỏ qua việc theo dõi và chăm sóc hậu điều trị là 3 sai lầm phổ biến nhất khi điều trị bệnh thối rễ cây kim tiền. Theo khảo sát của Hiệp hội Cây cảnh Việt Nam (2024) trên 1000 người trồng cây, 78% mắc ít nhất 2 trong 3 sai lầm cơ bản trong quá trình điều trị.

Tưới nước sai cách trong quá trình điều trị

Tưới nước sai cách là sai lầm nghiêm trọng nhất thông qua việc tưới nước quá nhiều và tần suất tưới không phù hợp. Sai lầm này chiếm tới 65% nguyên nhân thất bại điều trị theo nghiên cứu của Khoa Nông học, Đại học Cần Thơ (2024).  

Trong đó, việc tưới nước sai cách trong quá trình điều trị thể hiện ở 2 yếu tố gồm:

  • Tưới nước quá nhiều: Tưới quá nhiều ngay sau điều trị khiến cây chưa bám rễ lại, tạo môi trường yếm khí, kích thích nấm và vi khuẩn tấn công trở lại.
  • Tần suất tưới không phù hợp: Tần suất tưới dày đặc gây tái nhiễm nấm, hoặc ngược lại tưới quá ít khiến cây thiếu nước trầm trọng.

Việc áp dụng kỹ thuật tưới nước kiểu Nhật với nguyên tắc chỉ tưới khi đất khô và dừng ngay khi có dấu hiệu dư nước, tưới nhẹ vào buổi sáng, không tưới vào buổi tối giúp cây hấp thụ tốt, tránh úng và chế nấm vào ban đêm. Bạn có thể dùng bình tưới cổ dài chia dòng để điều chỉnh dòng nước nhẹ nhàng, tập trung vào gốc, tránh làm xói đất và tổn thương rễ.

Tưới nước quá nhiều là sai lầm nghiêm trọng trong điều trị bệnh thối rễ ở cây kim tiền
Tưới nước quá nhiều là sai lầm nghiêm trọng trong điều trị bệnh thối rễ ở cây kim tiền

Sử dụng đất và chậu không phù hợp

Sử dụng đất và chậu không phù hợp là sai lầm phổ biến thứ 2 trong điều trị bệnh thối rễ cho cây kim tiền. Việc dùng lại đất cũ đã nhiễm nấm và sử dụng chậu không có lỗ thoát nước khiến cây dễ bị dư thừa nước, gây úng và thối rễ. Chính vì thế, bạn cần nắm được tiêu chí chọn đất và chậu tối ưu để khắc phục tình trạng này.

Tiêu chí chọn đất và chậu tối ưu đó là:

  • Đất cần tơi xốp, thoát nước tốt, khử trùng trước khi trồng, có thể dùng đất tribat phối perlite và vỏ trấu hun.
  • Chậu nên là loại nhựa hoặc đất nung nhẹ, có nhiều lỗ thoát và không giữ nước ở đáy.

Hiện nay có một số loại đất thương mại được sử dụng để trồng cây kim tiền như Tribat, Namix, Sfarm. Mỗi loại đất có thành phần, khả năng thoát nước và chi phí khác nhau. Cụ thể:

Loại đấtThành phầnKhả năng thoát nướcChi phí (VNĐ/kg)
TribatXơ dừa, đất mùnTrung bình10.000 – 15.000
NamixPerlite, trấuTốt18.000 – 25.000
SfarmHữu cơ + trùnTrung bình12.000 – 20.000
Dùng chậu hoặc đất không phù hợp cũng khiến cho việc điều trị thối rễ không đạt được hiệu quả mong muốn
Dùng chậu hoặc đất không phù hợp cũng khiến cho việc điều trị thối rễ không đạt được hiệu quả mong muốn

Bỏ qua việc theo dõi và chăm sóc hậu điều trị

Bỏ qua việc theo dõi và chăm sóc hậu điều trị là nguyên nhân khiến cây kim tiền dễ bị tái bệnh, thậm chí chết cây sau vài tuần mặc dù bên ngoài vẫn xanh tốt. Trên thực tế, xử lý thối rễ chỉ là bước đầu tiên trong quá trình điều trị, việc theo dõi và chăm sóc hậu điều trị đóng vai trò quyết định đến khả năng sống sót và phát triển của cây kim tiền.

Để đảm bảo cây kim tiền phục hồi hoàn toàn sau khi cắt rễ thối và thay chậu, bạn nên tuân thủ một lịch trình chăm sóc khoa học trong vòng ít nhất 30 ngày đầu:

Tuần 1 – 2: Giai đoạn quan sát dấu hiệu nhiễm lại

  • Không bón phân.
  • Tưới rất ít nước, chỉ khi đất thực sự khô.
  • Quan sát lá nếu lá chuyển vàng, mềm nhũn có thể là dấu hiệu cây đang tiếp tục bị úng rễ.
  • Kiểm tra bề mặt đất có mùi hôi hoặc nấm trắng không – đây là cảnh báo nguy cơ tái nhiễm.

Tuần 3 – 4: Giai đoạn kích rễ và điều chỉnh chế độ nước

  • Bắt đầu sử dụng phân kích rễ liều nhẹ, ưu tiên phân hữu cơ tan chậm.
  • Điều chỉnh lượng nước tưới tùy theo thời tiết (1 – 2 lần/tuần) và loại đất đang sử dụng.
  • Quan sát sự xuất hiện của mầm non, rễ mới.

Sau 1 tháng: Duy trì chăm sóc định kỳ

  • Bón phân cách tuần (hữu cơ/vi sinh).
  • Cắt tỉa lá già, vệ sinh bề mặt đất, đảm bảo thông thoáng gốc.
  • Tưới nước theo chu kỳ ổn định và phù hợp với mùa vụ.

Bên cạnh đó, để tránh sai lầm khi tưới nước trong giai đoạn hậu điều trị, bạn có thể áp dụng công nghệ giám sát độ ẩm thông minh, giúp kiểm soát điều kiện đất một cách chính xác và khách quan.

Nhiều người xem nhẹ hoặc bỏ qua quá trình theo dõi sau điều trị khiến cây không hết bệnh
Nhiều người xem nhẹ hoặc bỏ qua quá trình theo dõi sau điều trị khiến cây không hết bệnh

Tóm lại, 7 cách điều trị bệnh thối rễ cho cây kim tiền hiệu quả nhất 2025 được áp dụng phổ biến bao gồm cắt tỉa, thay đất, khử trùng, dùng thuốc kháng nấm, kích thích rễ, thuỷ canh và nuôi cấy mô. Ngoài ra, tưới nước đúng cách, chú ý đến điều kiện ánh sáng, thoát nước và ứng dụng các công nghệ giám sát độ ẩm thông minh sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát tình trạng cây, hạn chế nguy cơ tái bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *